Con rận chết tiệt

7:05 PM |

Lại nói về Quan Zu…

Một hôm Trương Phi đang đi tuần thì thấy QZ mắt thâm quầng đang đứng lầu bầu..

TP : Ê, mắt mày sao thế…lại bị vợ đánh à, con vợ mày đúng là đồ vũ..nữ ( Chồng đánh vợ : vũ phu, Vợ dánh chồng : Vũ nữ )

QZ : Không! tao bị mất ngủ…

TP : Trời, đang định hỏi mày mơ cái gì đêm qua để tao làm con lô thì…..thế sao mày mất ngủ??

QZ : ah trên giường tao có con rận chết…

TP : Ăc…chết rồi sao cắn được mà mất ngủ…

QZ : nhưng vì nó chết nên cả lò nó đi đưa đám mới nhục chứ…
Xem thêm…

Truyện ngắn "NHÀ QUÊ RA PHỐ" (20): Làm điều mất dạy

4:07 PM |
Một đêm dài mất ngủ, Tễu nghĩ vẩn vơ những lời sấm truyền của Nhà Thơ. Những lời có cánh và cao siêu quá, nó vượt quá tầm hiểu biết của Tễu.

Tễu lặng lẽ kéo chăn đắp cho Tấm, phủ kín đôi chân dài trắng ngần của nàng. Tấm đa tình quá, ai đã dạy nàng những chiêu làm tình tinh quái thế nhỉ? Tễu thấy dằn vặt một cách vô lý, mặc kệ, cần gì phải biết, miễn sao nàng làm cho mình sướng, cho mình lên tiên là được rồi.

Tễu ra sân chân thuốc hút. Có lẽ đây là điếu thuốc cuối cùng, Tấm van xin anh bỏ thuốc. Nàng không chịu được mùi thuốc lá. Tối qua nàng đã nôn thốc tháo khi anh thò lưỡi vào miệng nàng. Điều thỉnh cầu của vợ là điều linh thiêng nhất. Hỏi ai trên đời đã làm ta sung sướng được hơn nàng?

Tễu quăng mẩu thuốc lá xuống ao bèo trong vườn. Đôi ếch đang ôm eo nhau giật mình tan tác. Tễu cười. Một mẩu thuốc tàn cũng đủ làm tan tành hạnh phúc lứa đôi, cắt đứt chuỗi tình sung sướng, vậy thì anh chẳng còn lý do gì để hút thuốc nữa.

Tễu suy nghĩ miên man điều dăn dạy của Nhà Thơ. Với anh Nhà Thơ là một vị thánh sống. Mấy hôm nay nhờ thơ mà bán được rất nhiều bia hơi, thịt chó. Anh mộng mơ sẽ biến cái quán ẩm thực bình dân này thành một nơi cao đạo, ở đây uống bia là uống tình, ăn miếng thị chó là ăn miếng lộc thánh. Chỉ có như thế thôi thì cái quán này mới tồn tại được. Đã ai nghĩ được như chàng không?

Làm một điều gì đó mất dạy ư? Làm gì bây giờ nhỉ?

Tễu đã thấm bao nhiêu trò mất dạy nơi trần gian này, sự thật thà quá đáng cũng là trò mất dạy. Tuy nhiên để làm một điều gì đó mất dạy thì anh vẫn chưa nghĩ ra. Giết người ư, hiếp dâm ư, ăn cắp lừa đảo ư... Ta không thể!

Không thể nhưng vẫn cần làm một việc gì đó thật tồi tệ, có như thế ta mới hiểu được đời, hiểu được người và hiểu chính ta. Sự mất dạy sẽ làm ta hiểu được sự cao thượng và thánh thiện ở đời. Tễu đã quyết và chuẩn bị hành động.

Tễu chạy tới quán lúc nửa đêm, linh tính cho anh biết đang có chuyện gì đó xảy ra thật tồi tệ.

Chú Phụng say quay quắt, quần ao tả tơi, nằm trong quán, mồm nói lảm nhảm như một kẻ điên. Chú khóc rống lên thảm thiết, tiếng khóc của kẻ thất tình. Mấy cô tiếp viên đang chữa say cho chú. Chú Phụng xé quần áo, để hở hết cả “nội thất” ra ngoài. Mấy cô tiếp viên được bữa nhìn sướng mắt, hay hơn xem xi nê. Chú chửi đời, chửi bất cứ ai tới gần chú, hình ảnh Chí Phèo. Nhà Thơ tỉnh giấc, can ngăn mọi người, không nên cữu chữa cho chú Phụng làm gì. Nỗi đau trong tin, tâm hồn bị cho đớp mất rồi thì mấy cốc nước cam kia giải quyết được gì chứ.

Chú Phụng vồ lấy Tễu như một kẻ hối hận:

- Cháu ơi, chú chết đi thì hơn, sống trên đời này làm gì cho nhục. Con mụ vợ chú đi ở hẳn với lão Già rồi, con đĩ rầy đĩ rạc. Mụ ta còn về lừa lấy hết số tiền đền bù đất mang đi rồi, nhục quá cháu ơi. Chú chẳng còn đồng nào trả nợ cho cháu nữa. Còn gì nhục hơn bị vợ lừa hả bà con cô bác ơi…

Chú Phụng vớ được con dao cắt vào cổ mình một nhát, máu chảy ròng ròng khiến đám tiếp viên hét lên. Chú giãy đành đạch như một con chó.

Nhà Thơ đúng nhìn cảnh ấy, bình tĩnh như một kẻ đang thiền. Nhà Thơ đọc: “Ngày xưa một cối một chầy / Bây giờ nhiều cối nhiều chầy giã chung / Tiến lên thế giới đại đồng / Chầy ngoại cối nội đều dùng như nhau”.

Nhà Thơ bảo, ngu, đại ngu, bị vợ nó lừa cắm sừng là ngu rồi, giờ lại cắt cổ mình thì ngu như chó. Đầu óc có vấn đề rồi, cứ để cho nó chết đi. Trên thành phố rặt một đám lừa lọc, vậy mà cho vợ lên làm ô sin có ngu không chứ. Có ai ngu như thằng này, tự rưng đặt miếng mỡ vào mõm con mèo già, gái già quê là rau sạch, bọn thành phố thèm nhỏ dãi ra.

Chú Phụng đã hết cơn diễn rồi. Chú vùng dậy lấy hết sức bình sinh đấm một phát vào mồm Nhà Thơ, máu ộc ra đỏ lòm.

Lê Tự
Xem thêm…

Truyện ngắn "NHÀ QUÊ RA PHỐ" (19): Uống bia để nghe thơ

4:06 PM |
Sau chuyến ra phố nhớn, Tễu quyết định chăng thông báo “Không bán chịu” trên tường. Nhân đạo là tự sát, điều mà Tễu thấu nhất kể từ khi mở quán tới nay.

Hóa ra không phải vì “cấm nợ” mà vắng khách. Những gương mặt nông dân trong làng vẫn ra quán, những bàn tay lóng ngóng cầm cốc bia lạnh thay cho chén rượu quốc lủi truyền thống, một hình ảnh đổi mới khá là đẹp. Mỗi bàn dăm bác, vài cốc bia, đĩa lạc luộc, tiêu phí hết một buổi chiều. Thời gian ở cái làng này bây giờ nhiều vô kể, những người vô công rỗi nghề ngồi uống bia và nói chuyện tào lao với nhau vẫn hơn những hành vi bất thiện.

Tễu cầm cốc bia giao lưu với khách, bàn nào cũng gọi, toàn là người quen, mọi người thi nhau nhận anh là họ là hàng, ít ra cũng là bạn học với con mình hồi cấp 1. Kể cũng vui, dân ta có tật thấy người sang bắt quàng làm họ, Tễu thì đã có gì sang? Chuyện ở đời là thế. Ông Hòa người xóm Đông xởi lởi:

- Con gái tôi mới tìm được việc làm trên phố nhớn các ông ạ, hình như nó làm thơ ký giám đốc, mỗi tháng 5 triệu, cơm nuôi cả ngày… Nào xin mời uống trăm phần trăm. Hôm nay tôi mời mọi người… Vui quá các ông ơi. Mẹ kiếp, cứ bám mấy sào ruộng thì tướp xơ mướp suốt đời.

- Mời thì uống, mừng cho ông. Mà sao tôi thấy ngờ lắm các ông ạ. Con ông Hòa xinh thì có xinh, nhưng mới học hết lớp 5 mà làm thơ ký giám đốc sao được. Trên thành phố tiến sĩ còn ế dài ế rạc ra kia?

- Nghe nói thằng Thành Béo lên thành phố mát xa mát gần gì đó đã gặp mấy đứa con gái làng mình làm ở trong đó rồi. Đứa nào cũng bảo lên đó làm thơ ký giám đốc cho oai thôi…

Nhà Thơ tới quán. Nhà Thơ cầm cốc bia hơi đi quanh các bàn:

- Nào uống đi anh em nông dân chân đất của tôi ơi. Cái cốc nước đái bò này là sự văn minh đấy, nó được phát minh tận bên Tây cơ mà. Uống đi! Bao nhiêu đời nay, người dân cái làng này chỉ cắm cổ vào chai quốc lủi độc hại, làm sao văn minh lên được chứ. Bia hơi nhắm với chó chặt, một sự kết hợp truyền thống với hiện đại đấy các cụ ạ, Hay nhỉ, càng nghĩ càng thấy hay. Thịt chó là một thứ ma mị, nó làm cho con người lâng lâng như sắp được siêu thoát, ha ha… Hoan hô thịt chó, hoan hô bia hơi, hoan hô gái đẹp, hoan hô chân dài.

Nhà Thơ đọc: “Vì yêu tha thiết con người / Cho nên mới lánh về nơi không người / Quạnh hiu ngay giữa đất trời / Con hơn hiu quạnh giữa người thân thương”.

Nhà Thơ ở đâu về đây ở ẩn, không ai biết. Người làng chỉ biết có một gã đàn ông ẩm ương, chập mạch làm lều giữa cánh đồng và trú ngụ ở đó. Chưa ai trong làng nhìn thấy nhà thơ chứ chưa nói gì được gặp. Tại quán bia này bà con được uống với Nhà Thơ, một thứ xa xỉ quá đáng. Mỗi khi Nhà Thơ đọc thơ, không gian như im lắng, thời gian ngừng trôi. Lỗ tai bao người chỉ quen nghe những câu tầm thường đất cát, phân do, chuột bọ… những câu chửi nhau. Họ coi Nhà Thơ là thần tượng, là siêu nhân. Điều này báo hiệu một sự thay đổi. Mừng cho dân làng.

Nhà Thơ kéo tiếp viên Nhài ra, ôm vai trần của nàng, đọc một câu thơ: “Nhân loại tiến đã bao xa / Hôn nhau vẫn cũ như là ngày xưa”. Tiếng vỗ tay rầm rập. Đám thanh niên hô: “Hôn đi nhà thơ ơi”. Tiếp viên Nhài nháy mắt bật đèn xanh, Nhà Thơ cúi xuống hôn vào môi cô Nhài, nụ hôn của tình yêu và hy vọng. Mọi người trong bàn hô nhau nâng cốc, uống cạn 100%. Những vại bia lạnh được bưng ra tới tấp. Bia nào, thịt chó nào, hôn nhau đi…

Lê Tự
Xem thêm…

Truyện ngắn "NHÀ QUÊ RA PHỐ" (18): Bí kíp bán hàng

4:04 PM |
Sẽ không một thằng thực khách nào muốn ăn quỵt của thằng điên, không ghi sổ nợ là thành công.

Tễu lại phố nhớn theo lời khuyên của Nhà Thơ. Anh đã thích Nhà Thơ rồi. Thật bất hạnh cho ai không biết làm thơ. Đời thật không công bằng, có người thì được nhiều quá, có người thì trắng tay, hát không hay, thơ mù tịt.

Ra phố nhớn toàn tìm học những điều tạp nham, mỗi câu nói của Nhà Thơ đều chứa đụng một thông điệp rất đời, không hề giáo điều sáo rỗng. Cám ơn đời đã mang Nhà Thơ đến với ta, một món quà vô giá. Tễu tự sướng với suy tư của chính mình. Vĩ đại thật! Rồi mình cũng phải làm thơ, làm bằng được thì thôi.

Tấm chuẩn bị cho chồng ra phố nhớn như thể đi vào chỗ hiểm nguy, đủ mọi thứ cần thiết. Có vợ rồi Tễu mới thấy đời đáng sống. Nhất vợ nhì giời, các cụ nói chả bỏ đi chữ nào.

 Tấm chủ động hôn chồng tạm biệt:

- Anh giữ gìn nhé. Trên đó là một đống cạm bẫy, một đống chông gai, giữ mình sao cho trọn vẹn, đừng dính vào ma túy là được. Nếu đi chơi với gái thì nhớ “âm dương cách biệt một màng cao su” rõ chưa, câu này của Nhà Thơ đấy.

Tễu vững tin lên đường. Cánh xe ôm vây lấy Tễu, thương thật, bao nhiêu con người trai tráng tranh nhau xin chở một thằng dân thường nhà quê thế này ư?

- Hãy đưa tôi tới nơi nào có nhiều thằng mất dạy ấy.

Gã xe ôm cười khẩy, chạy một mạch tới công viên trung tâm, bảo:

- Ông cứ ngồi ở ghế đá này chơi, sẽ gặp rất hiều thằng mất dạy. Xin ông trăm rưởi ạ.

Tễu không tin vào tai mình nữa, mới chạy chùng 2 cây số mà ga xe ôm đòi 150 ngàn đồng, có lẽ chính nó là thằng mất dạy.

Tễu vừa định thần ngồi xuống ghế thì một thiếu phụ khá là xinh đẹp, mùi thơm bốc ra, bộ quần áo diêm dúa mỏng tang lộ hết cả hàng họ, tiến lại trình bầy hoàn cảnh:

- Anh ơi, chồng em phải đi tù vì tội hiếp dâm, một mình em nuôi 3 con nhỏ, khổ lắm, chẳng biết làm gì nên em đi bán thân lấy tiền nuôi các cháu. Gần đây có nhà nghỉ chúng em bao rồi, anh vào làm một cuốc tầu nhanh giúp đi!

Tễu cho thiếu phụ 20 ngàn đồng, xua tay từ chối. Chị ta còn xin thêm 30 ngàn nữa cho đủ bát phở bò và cốc cà phê.

- Chú ơi, chú đánh giày đi, ra thành phố để giầy bẩn thế này sao được.

Thằng trẻ con mặt choắt xông vào tháo giầy của Tễu ra một cách tự nhiên. Nó đưa cho tễu tờ báo cũ, rồi ra giốc cây ngồi đánh giầy. Đọc xong bài báo, ngẩng lên thì thằng choắt con đã biến mất. Thế là đôi giầy mới mua 300 ngàn đồng đi tong. Mất dạy, đúng là đồ mất dạy! Tễu sơ bộ kết luận:

- Trên phố nhớn có quá nhiều thằng mất dạy!

Tễu quyết định đi chân đất giữa phố nhớn, quần xắn móng lợn. Đã sao chứ. Anh cứ đeo túi du lịch đi lang thang, hi vọng gặp thêm những thằng mất dạy nữa cho bõ chuyến đi. Nhà Thơ còn dặn anh cố làm một điều gì đó mất dạy nữa ở ngay trên phố thì mới hoàn thành mục tiêu. Làm gì bây giờ, làm gì thật mất dạy vào, có thế thì mới lớn lên được, mới trụ được với đời này.

Tễu đi lếch thết qua từng con phố, nhiều người đứng lại nhìn anh với ánh mắt ngh ngờ. Đám người đó chỉ trỏ bảo nhau: “Một thằng điên kìa bà con ơi, tuột trại tâm thần Châu Quỳ là cái chắc rồi”.

Tễu mặc hết mọi chuyện, chân đất đi trên phố xá đau điếng, những viên sỏi sắc cạnh cứa vào chân trần tứa máu. Anh ra một cái hồ lớn, vào nghế đá ngồi nghỉ chân, cặp thanh niên ôm nhau gần đó vội vàng bỏ chạy. Tễu không quan tâm, không mơ màng, chúng nó nghĩ anh là một thằng điên thật, một kẻ chốn trai Châu Quỳ thật, thế nên không ai dám dây. Hay quá, đây chính là bí quyết làm ông chủ, sẽ không một thằng thực khách nào muốn ăn quỵt của ta, không ghi sổ nợ là thành công.

Tễu đứng bật dậy cười khanh khách như một thằng điên thực sự. Một anh cảnh sát đứng giám sát Tễu từ xa chạy lại. Tễu quăng cái túi du lịch ra giữa hồ và gọi xe ôm về quê. Không thằng nào dám chở một người điên. Tễu chạy bộ làng. Anh chạy qua cánh đồng mà bàn chân mát rượi!

Lê Tự
Xem thêm…

Truyện ngắn "NHÀ QUÊ RA PHỐ" (17): Tào tháo đuổi

4:02 PM |
Dân ở cái làng này đã ra thành phố kiếm tiền rồi. Họ học được nhiều chiêu lắm, toàn là chiêu mất dạy.

Có tin gần chục bà vợ kéo tới quán bia dắt đền bắt vạ, chồng họ bị “tào tháo đuổi” phải cấp cứu trong đêm. Tất cả đã uống bia, ăn lạc luộc, ăn thịt trâu gác bếp ở quán này. Tễu cấp tốc trở về quán ngay. Một đám đàn bà 9 người đứng ngồi lố nhố, có bà còn cầm liềm sắc quơ quơ lên trời, vừa chửi dọa. Đám tiếp viên sợ rúm vó chạy vào góc bếp trú ấn. Nghiêm trọng rồi đây!

Các bà tranh nhau nói, tranh nhau đòi bồi thường. Tễu yêu cầu các bà trật tự, từng người trình bầy hoàn cảnh. Bà Kim ở xóm Đồng nói:

- Chồng tôi khỏe như trâu cày, hôm qua ra đây uống bia, ăn thịt trâu gác bếp, lạc luộc, đêm về bị tào tháo đuổi mấy chục bận. Gần sáng phải gọi taxi đưa lên viện huyện, đang cấp cứu. Thằng taxi chém 300 nghìn, hiện vẫn chưa có tiền trả nó. Ông chủ quán bồi thường cho chúng tôi, nếu không thì chị em ta đốt quán đi…

Đám đàn bà giơ bật lửa lên bật tanh tách đòi đốt quán. Tễu lập tức ứng tạm cho 9 bà mỗi bà 2 triệu để cấp cứu chồng. Cầm tiền rồi, các bà biến nhanh, hẹn quay lại tính toán sau. Bà Tuyết la lớn:

- Chồng tôi mà chết thì ông Tễu phải lấy tôi đấy nhá, tôi là tôi không ngủ một mình được đâu.

Đám đàn bà cười ré lên. Ai đó nói như truyền đạt mệnh lệnh:

- Này các bà ơi, cứ cho các ông ấy nằm trên viện nhá, đừng cho về vội, thằng Tễu này lắm tiền lắm, phải bắt vạ mỗi người 10 triệu mới thôi. Nếu nó không bồi thường thì kiện.

Tễu đã buồn càng thấy buồn hơn. Thị Nở trình bầy hoàn cảnh:

- Hôm qua có một con mẹ dân tộc, mặc váy hoa, mang thịt trâu gác bếp tới bán, thấy rẻ quá em mua, thật không ngờ…

Sau vụ “tào tháo đuổi”, quán vắng teo, các bà vợ kiên quyết không cho chồng ra quán uống bia nữa. Nguy cơ sập tiệm hiển hiện ra rồi. Làm thế nào cứu được nhà hàng đây?

Tễu đi tìm Nhà Thơ, tâm trạng chán nản. Có lẽ chỉ Nhà Thơ mới cứu được tình hình nguy cấp này. Cánh đồng vẫn đó, mênh mông những thửa ruộng bỏ hoang, chính quyền thu hồi đất phục vụ dự án công nghiệp mà chẳng thấy triển khai gì. Cỏ mọc um tùm. Mấy gia đình bạo gan mua bò về chăn có vẻ thuận lợi. Bà con nhiều người xót đất hoang ra băm mỗi người một miếng trồng rau muống, có cái ăn hàng ngày, thậm chí bán ra tiền.

Nhà thơ vẫn thiền vào buổi sáng. Tễu cố chờ.

- Sập tiệm đến nơi rồi phải không? Nhìn mặt nhà ngươi là ta biết. Không dễ đâu, thiên hạ ăn khoai đấy, nhưng đừng vội vác mai đào vườn. Chưa thông chữ nghĩa mà làm việc lớn là hỏng. Điều này ta đã nói rồi mà. Hãy đi tiếp đi, hãy đi ra thiên hạ đi, mọi thứ đều học ở đó. Ta biết mấy thằng uống bia hôm qua chỉ đau bụng qua loa thôi, chúng nó diễn hơi bị hay đấy. Cũng là một cách kiếm tiền đấy, nông dân bây giờ quái hơn con tưởng. Nhân đạo là tự sát con ạ…

Nhà thơ đọc: “Ai ai cũng sống khỏa thân/ Mặc quần sẽ lại khiêu dâm mọi người”.

- Dân ở cái làng này đã ra thành phố kiếm tiền rồi. Họ học được nhiều chiêu lắm, toàn là chiêu mất dạy. Trong làng bây giờ có đủ cả trò vui, nào là chích choác, đĩ điếm, ca ve, cờ gian bạc lận… Mày tốt quá thì không trụ được đâu.

Tễu hiểu được nhà thơ muốn nói gì rồi, anh phải trở thành một thằng mất dạy, thậm chí đại mất dạy mới làm được nghề buôn bán kinh doanh. Điều này thì rõ rồi, nhưng làm thế nào để trở thành một thằng mất dạy thì lại cực khó với anh. Học để trở thành người tốt thì rất dễ, làm thằng mất dạy thì khó vô cùng.

Cuối cùng thì Nhà Thơ cũng đồng ý ra quán giúp Tễu kinh doanh. Mỗi ngày Nhà Thơ chỉ cần ngồi trong góc quán đọc mấy câu thơ là khách bu đến ngay. Thiên hạ đói thơ, thiếu thơ lắm lắm.

Tễu thấy vui lắm. Một ngày bao giờ cũng có những câu chuyện buồn và cả chuyện vui. Ra thành phố học trở thành một thằng mất dạy ư?

Lê Tự
Xem thêm…

TRUYỆN NGẮN "NHÀ QUÊ RA PHỐ" (16): ÂM MƯU GIẾT BỐ

3:59 AM |
truyen-ngan-nha-que-ra-pho-16-am-muu-giet-bo
Truyện ngắn hài hước 
"Nhà quê ra phố" của tác giả Lê Tự
Cụ nằm co quắp chân tay bắt chuồn chuồn, một cô chân dài tới nách, váy ngắn cỡn hở đùi ngồi bên cụ.

Tễu quyết định ủy quyền cho Thị Nở quản lý nhà hàng để nghỉ tuần trăng mật. Tễu thấy nhẹ người. Tễu không ngờ làm nhà hàng lại đau đầu và khổ đến thế. Nhưng Tấm không đồng ý đi nghỉ, cô bảo cần tiết kiệm tiền, hơn nữa mẹ ở nhà một mình sao được. Tấm không còn người thân, cô coi mẹ chồng là nhất trên đời.

Có tiếng kêu thất thanh từ nhà cụ Trung trong xóm, có chuyện nghiêm trọng rồi. Tễu bỏ ly cả phê mới pha chạy sang nhà cụ Trung. Cụ nằm co quắp trên giường, chân tay bắt chuồn chuồn. Một cô chân dài tới nách, váy ngắn cỡn hở đùi trắng ngồi bên cụ. Thấy hiện tượng lạ, Tễu không hiểu chuyện gì đã xẩy ra. Cô gái thanh minh thanh nga:

- Dạ thưa anh, em là ô sin của cụ. Con trai cụ thuê em làm ô sinh phục vụ cụ từ A đến Z, mỗi tháng 5 triệu, cơm nuôi ba bữa, quần áo mặc cả ngày. Tự nhiên sáng nay cụ khó thở, chân tay co quắp. Em đã gọi con trai cụ rồi. Anh ấy bảo ăn hết bát tiết canh ngoài quán thì về.

Mẹ Tễu chạy sang, lấy dầu gió xoa khắp người, cho cụ uống cốc nước chè gừng một lúc thì cụ tỉnh lại, tuy thở vẫn yếu lắm. Mẹ Tễu nhìn cô ô sin có vẻ khó chịu.

- Làm ô sin mà ăn mặc thế này hả cháu?

Cô ô sinh trình bầy hoàn cảnh:

- Thưa bà, theo hợp đồng của con trai cụ thì cháu phải mặc váy ngắn, áo trễ cổ trong lúc làm việc đấy ạ.

Câu chuyện của cô ô sin khó hiểu quá, Tễu quyết định chờ gặp con trai cụ tìm hiểu vụ việc. Thằng con trai cụ hồi này nổi tiếng là quậy, hay làm bừa, rất có thể hắn đang ủ một âm mưu gì đó.

Thằng con bất hiếu say, khật khưỡng về nhà, mồm lảm nhảm hát gì đó không rõ lời. Tễu túm cổ hắn dúi vào gốc chuối:

- Thằng mất dạy kia, mày định giở trò gì thế hả? Nói mau không ông đập vỡ mõm. Mày cho ca ve xơi cụ đúng không?

Thằng con trai cụ bị bóc mẽ, đành thú thật:

- Dạ em xin anh Tễu tha cho. Chỉ tại bố em kiên quyết không cho bán mảnh đất ngoài mặt đường lấy tiền làm vốn kinh doanh nên em điên lắm. Em định mở quá mát xa ở đầu làng, món này kiếm lắm anh ạ. Ông ấy bảo khi nào chết mới cho em bán đất cơ. Người cứ đỏ hây hây ra biết bao giờ chết. Anh Lợi buôn trâu sui em thuê ô sin chân dài về phục vụ từ A đến Z cho cụ nhanh chết đấy ạ.

Tễu buồn quá. Những chuyện lần đâu tiên xuất hiện ở quê mình. Anh đã biết có chuyện con trai giết bố bằng gái mà cả làng lại khen là có hiếu mới chết chứ.

Làng quê không còn bình yên như ngày xưa nữa. Những con người chân đất thật thà đâu hết cả rồi. Nhà ai cũng có người lên thành phố tìm việc làm, họ đi mấy năm thôi, trở về với dáng vẻ nửa quê nửa tình, buồn cười lắm. Thằng con trai cụ hiền lành nhất xóm, hiền như cục đất, ấy thế mà bây giờ cũng thuê gái về nhà hầu hạ bố, nhưng thực chất là giết bố. Thì ra chuyện này không chỉ là chuyện của nhà giàu nữa rồi.

Tễu thấy rùng rợi khi nghe nó kể, cô ca ve nấu cơm cho bố bằng loại gạo mất hết chất rồi, đêm đêm nó còn gạ cụ xơi mấy cuốc thì mấy mà chết. Chiêu giết người này độc thật. Mà cũng tại cụ, hơn 90 tuổi rồi còn giữ miếng đất là chết gì chứ, bán quách đi cho nhẹ tội với đời.

Tễu ra bờ sông ngồi một mình. Đêm qua là đêm tân hôn của cuộc đời anh diễn ra ác liệt quá. Không hiểu sao vợ anh, Tấm lại biết nhiều chiêu làm tình đến thế. Bây giờ Tễu mới thấy mình ngu, ngu toàn tập, ngu nhiều phương diện, thậm chí là đại ngu. Tại sao Tấm lại giỏi làm tình thế nhỉ, trong khi mình lại không biết gì? Tễu cứ nghĩ vẩn vơ, cố tìm lời giải cho thắc mắc của mình mà không giải nổi. Nước dưới sông bốc mùi thum thủm…

Tễu đấm vào ngực mình thùm thụp, anh hứa sẽ tìm cho ra những bí mật về vợ mình.

Lê Tự

Xem thêm…

TRUYỆN NGẮN "NHÀ QUÊ RA PHỐ" (15): PHÒNG TẮM ĐỔI ĐỜI

3:48 AM |
truyen-ngan-nha-que-ra-pho-15-phong-tam-doi-doi
Truyện ngắn hài hước 
"Nhà quê ra phố" của tác giả Lê Tự
Nước làm quần áo mỏng bị ướt bết vào thân thể cô lộ những đường cong, Tấm ôm chặt Tễu khiến anh tức thở.

Nhận được tin dữ, mẹ Tễu cùng con dâu tương lai Tấm ra viện ngay. Tễu đã được sơ cứu, mặt cuốn băng, máu đỏ một bên. Mẹ Tễu chạy tới ôm con:

- Tễu ơi, nghe tin con đánh nhau mẹ mừng quá. Thế là mẹ yên tâm rồi. Đàn ông cần sự mạnh mẽ, trải đời và vị tha. Hôm trước con quyết định cưới Tấm làm vợ mẹ đã mừng, hôm nay con lại đi đánh nhau vì lẽ phải mẹ mừng hơn. Con bị phang cái điếu cày vào mặt phải không, tuyệt lắm. Bài học này đã dạy con nhiều điều với đời. Bố con cả đời không dám đánh nhau với ai, nhát như thỏ đế. Đàn bà chán những người đàn ông như bố con lắm, Tễu ơi.

Tễu xin ra viện. Trở về nhà hàng Tễu quyết định tổ chức liên hoan, tri ân thượng đế nhân dịp bị phang cái điếu cày vào mặt.

Kết thúc cuộc vui, Tễu trả về nhà. Tấm đã nấu sẵn nồi nước thơm cho anh tắm. Lâu lắm rồi Tếu mới được tắm lá thơm, những cây mùi gìa trong vườn. Ngày xưa con bé, chỉ tới Tết mẹ mới cho tắm nước thơm để gột rửa năm cũ, đón năm mới. Tấm bưng nồi nước thơm vào nhà tắm và nhất định không ra, cô muốn tự tay kỳ cọ cho chồng tương lai. Tễu lưỡng lự một lúc và không phản ứng, mặc cho Tấm muốn làm gì thì làm.

Nước thơm làm Tấm ướt hết, quần áo mỏng bị ướt bết vào thân thể cô lộ rõ những đường cong. Lần đầu tiên Tễu đứng gần phụ nữ sát sạt, Tấm ôm chặt Tễu khiến anh tức thở. Cô chủ động hôn lên môi anh, hôn như một kẻ đói tình đã lâu ngày. Bây giờ Tễu mới biết nụ hôn của đàn bà ngọt ngào và thi vị đến thế. Hai người đứng trong nhà tắm hôn nhau quên cả thời gian. Tấm mạnh bạo cởi hết quần áo. Một toàn thiên nhiên hiển hiện trước mặt Tễu. Tễu không tin vào mắt mình nữa, một cái sự đẹp quyến rũ hơn bất cứ thiên thần nào. Thế xác và tình dục cộng vào có là tình yêu không? Sự ngấu nghiến có phải là cao cả? Mọi lời nói đều là sáo rỗng, không có thật, chỉ khi hai tấm thân khác giới ép sát vào nhau mới là thiên đường.

Ông Liên đến thăm Tễu, có quà cân đường hộp sữa. Mẹ Tễu rót nước mời khách, đoạn có nhời:

- Cám ơn bác đã đánh nhau với cháu Tễu. Tôi sợ thằng này giống bố nó thì vứt, cả đời không dám cãi nhau với ai, không dám bảo vệ chính mình, không dám bảo vệ lẽ phải. Hôm nay bác ở lại ăn cơm với gia đình tôi. Bác ở một mình, tôi cũng ở một mình, nếu thích thì góp gạo nấu cơm chung ăn cho vui! Nói thật, tôi... cũng thích bác.

Ông Liên chết nặng không biết trả lời thế nào. Ông bảo để về nhà suy nghĩ, nếu thích thì quyết ngay.

Mẹ Tễu quyết định làm mâm cơm báo cáo với tổ tiên cho Tễu và Tấm lấy nhau. Không cần cưới treo gì cho phức tạp, thời buổi thóc cao gạo kém mời ăn cưới là cả một vấn đề, người nghèo chạy khắp xóm không vay được trăm bạc làm phong bì đi đám.

Mâm cơm được bưng lên bàn thờ. Mẹ Tễu khấn vái báo cáo tổ tiên chuyện Tễu lấy vợ. Tấm đến trước bàn thờ quỳ lậy 9 lần, khóc mếu:

- Con lạy vong linh cụ kỵ ông bà. Con từng làm điều ác. Con dập đầu xin tạ tội với tổ tiên. Con xin hứa sẽ làm tròn bổn phận con dâu, làm vợ anh Tễu. Nếu sai lời con sẽ xin chịu sét đánh.

Ông Liên ở lại uống rượu với gia đình Tễu.

- Xin mời chú cạn chén mừng hạnh phúc chúng cháu. Hôm qua chú phang cháu đau quá, giá nhẹ tay một tí thì hay.

Ông Liên tợp cạn chén rượu:

- Mày đá một phát trúng bộ hạ chú đau bỏ mẹ. Tao điên quá mới phang mạnh thế.

Thế là Tễu đã có vợ. Đêm về Tễu đưa vợ ra cánh đồng hứng gió mát. Mùi cỏ đồng thơm nhẹ miên man. Tấm nằm ngửa trên bờ cỏ nhìn những vì sao li ti. Các cụ bảo mỗi vì sao là một linh hồn người đã chết, những linh hồn được siêu thoát.

Xem thêm…

TRUYỆN NGẮN "NHÀ QUÊ RA PHỐ" (14): MỘT NGÀY ĐÒI NỢ

3:43 AM |
truyen-ngan-nha-que-ra-pho-14-mot-ngay-doi-no
Truyện ngắn hài hước
"Nhà quê ra phố" của tác giả Lê Tự
Thế này thì chết thật, cả làng này có dây mơ rễ má, nếu không áp dụng chiêu Chí Phèo thì gãi ghẻ thôi.

Tễu bảo Thị Nở cầm theo cuốn sổ nợ, còn mình thì cắp chai 65 cuốc lủi, đúng phong cách Chí Phèo. Đi đòi nợ lần lượt từng nhà một. Mẹ kiếp, nông dân bây giờ cũng cắm quán như điên thế này thì bố mày phá sản!

- Này cô Thị Nở, cô từng yêu Chí Phèo phải không? Cô nói cho tôi biết mấy chiêu ăn vạ của hắn đi. Đòi nợ mà không có máu Chí Phèo thì không đòi được tiền ở cái làng chết tiệt này đâu.

- Có chiêu gì đâu ạ. Anh Chí Phèo là người tốt mà. Hồi yêu em anh ấy hiền khô à, có cái gì cũng mang về cho em. Giá như anh ấy không nát rượu thì em đã lấy anh ấy làm chồng rồi.

Tễu cụt hứng, nghĩ thầm, đúng là yêu nhau nên bênh nhau chằm chặp. Cả nước này ai mà không biết thằng Chí Phèo cơ chứ. Tình yêu là cái gì mà vĩ đại vậy nhỉ. Có lẽ Tễu chưa yêu nên không hiểu được ý nghĩa những điều Thị Nở nói. Thôi, chuyện đó dẹp lại, quan trọng là phải đòi được tiền.

Lần theo danh sách sổ nợ, Tễu và Thị Nở vào nhà ông Phụng cạnh bãi sông. Ông Phụng ký sổ nợ gần 5 triệu đồng. Ông này có tính vui bạn bè, gặp ai cũng kéo ra quán làm mấy vại, hôm nào hứng chí thì gọi cả mẹt thịt chó nhâm nhi. Gia cảnh ông Phụng không đến nỗi nào, vườn rộng, cây cối um tùm, đất ở bãi sông rất tốt.

- Chú Phụng ơi, chú cho cháu xin tiền nợ đi, cháu sắp phá sản rồi…

Chú Phụng khóc rống lên, khóc thật. Cậu bảo trong nhà chả con đồng nào. Mấy trăm triệu tiền đền bù đất bị bọn mấy dạy lừa hết rồi. Chúng tới gạ cho vay lãi xuất cao, hám tiền nên vợ chú đưa hết cho nó, cầm mỗi cái giấy viết tay chữ nghĩa nguyệch ngoạc. Thằng chủ trốn nợ mất tăm, gần như cả làng bị nó lừa hết tiền. Công an đang truy nã, không biết thế nào. Vợ chú phải lên thành phố làm ô sin cho lão Già. Thằng này dê cụ, gạ gẫm, lấy tiền ra nhử mồi, thế là bà sập bẫy. bây giờ bà ấy ngang nhiên nhận là vợ bé lão Già mới đau. Chú Phụng lên kéo vợ về thì bị con chó nhà lão đớp vào đầu gối. Chú Phụng vạch đầu gối cho Tễu xem, cái sẹo to như quả trứng gà. Chú chỉ biết khóc thôi. Bọn thành phố khốn nạn lắm cơ, chỉ khổ cho cái thân nông dân ngu đần.

- Tễu ơi, cháu ơi. Mày với chú là chỗ họ gần. Cụ mày là em đồng hao với ông nội chú. Mày thương chú, bây giờ mày có giết chú cũng không có đồng nào đâu. Tội giết người, lại giết người thân thì tù mọt gông. Bao giờ chú bán được mảnh vườn này đi thì chú trả cháu. Mày có cách gì lôi thím mày về với chú không hả cháu? Chú sẽ giết lão Già ấy, nhất định sẽ giết!

Tễu chán đời, chẳng buồn nghe câu chuyện của chú Phụng nữa, chuyện tào lao chi khươn. Thế này thì chết thật rồi, cả làng này đều có dây mơ rễ má, nếu không áp dụng chiêu Chí Phèo thì gãi ghẻ thôi.

Tễu bảo Thị Nở vào tiếp một nhà nữa, nhà ông Liên. Ông Liên là người miền trung, nói trọ trẹ khó nghe lắm. Ông làm nghề thuyền chài trên sông Nhuệ mấy chục năm nay. Nhà nước mới phân cho mảng đất trên bờ, chấm dứt cuộc đời lõm tõm. Thị Nở mở sổ đọc to:

- Thưa bác Liên, bác còn nợ nhà hàng chúng cháu 3 triệu mốt ạ.

Ông Liên không có biểu hiện thiện chí trả nợ. Trong làng có lẽ duy nhất Tễu không họ hàng hang hốc gì với cái ông trọ trẹ này. Phải đòi thôi. Ông Liên pha ấm trà, mở gói thuốc lào mồi một điếu phì khói lên xà nhà:

- Cho tớ khất thêm vài tháng nữa. Con lợn xề sắp đẻ rồi, tiền không thiếu.

Tễu không còn kên nhẫn được nữa:

- Này ông Liên, nhà ông ti vi tủ lạnh xịn thế này, lý do gì không trả tiền tôi. Định ăn quỵt thì bảo!

Ông Liên mặt lạnh như kem:

- Chú định làm gì tôi, cả làng này nợ được thì tôi nợ được. Đừng thấy thằng này là dân ngụ cư mà bắt ne bắt nẹt nhá. Đây không ngán đâu, chưa ngán thằng nào nhá.

Tễu đang cơn hăng máu, co chân đá một phát vào bụng ông Liên. Loạng choạng giây lát, ông Liên vùng dậy phang cái điếu cày vào mặt Tễu, máu phun thành tia như cắt cổ gà. Thị Nở hô hoán xóm làng giúp đưa Tễu lên bệnh viện huyện. Một ngày chả ra gì.

Xem thêm…

Truyện ngắn "NHÀ QUÊ RA PHỐ" (13): Điều tra mẹt thịt chó rởm

8:38 AM |
truyen-ngan-nha-que-ra-pho-13-dieu-tra-met-thit-cho-rom
Truyện ngắn hài hước 
"Nhà quê ra phố" của tác giả Lê Tự
Tiếp viên thịt chó phải mặc trang phục áo vàng quần xanh, ngực áo có thêu hình mõm chó màu nâu thẫm.

Sau một ngày lần mò, tay xe ôm đã đưa Tễu tới công ty thám tử tư. Hợp đồng được ký kết. Anh em thám tử vê làng bắt tay điều tra ngay. Chuyện cấp bách lắm rồi. Lý Thông nghi đại nhân Bờm chơi đểu mình thì nghe không ổn. Tới đây cuộc họp với các bên liên kết liên doanh rất có thể xảy ra xung đột, đánh nhau.

Nhóm thám tử thu thập chứng cứ. Mấy cục xương chó còn sót lại trong thùng rác được các thám tử gói vào túi vật phẩm. Thám tử đã lấy búa tạ đập xương chó nhưng không hề bị vỡ. Kết hợp với những kinh nghiệm nghiên cứu khuyển học thì con chó già này có tuổi trên 30. Chó cụ rồi.

Một chiến dịch rà soát trên địa bàn được các thám tử tiến hành. Gần 100 cháu nhỏ được cho tiền đi xác minh, nếu cung cấp được thông tin trong tuần qua có nhà nào mổ chó ăn thì cấp báo, sẽ có trọng thưởng. Phương pháp đơn giản nhưng rất hiệu nghiệm. Ngay trong ngày đầu tiên đã có mấy chục thông tin được cung cấp về cho tổ thám tử tư. Một tin đặc biệt có giá trị, gia đình bà Thị Mầu ở cuối xóm có con chó già hiện đã biến mất. Lập tức tổ thám tử tư tiếp cận gia đình bà Thị Mầu. Đúng như nhận định, con cho già đã được gia đình bà Thị Mầu giết thịt nhân dịp làm lễ tân gia. Bà Thị Mầu đã xác nhận những cục xương chó do thám tử mang tới chính là xương con chó già nhà bà rồi. Con chó được nấu rất kỹ nhưng vẫn dai, không thể ăn được. Vậy thì sao thịt con chó này lại được mang vào quán bia Tễu? Theo lời khai của bà Thị Mầu, gia đình đã đổ hết số thịt chó dai vào thùng rác công cộng ngay hôm đó.

Cuộc xác minh tiếp theo có vẻ sẽ rất khó khăn. Mặc dù các thám tử đã vận dụng nhiều thủ pháp điều tra xác minh nhưng không tìm ra manh mối kẻ nào đã đem những miếng thịt chó già này vào nhà hàng. Giám đốc Tễu đã thông báo cho Lý Thông biết kết quả vụ việc. Để đảm bảo tuyệt đối an toàn món thịt chó chặt gia truyền, người của Lý Thông trực tiếp bưng vào tận mâm giao cho khách, không chuyển qua bất kỳ một khâu trung gian nào. Tiếp viên thịt chó phải mặc trang phục đồng bộ, áo vàng quần xanh, trên ngực áo bên trái có thêu hình mõm chó bằng chỉ màu nâu thẫm. Lý Thông đồng ý với kế hoạch như vậy. Kể từ nay chính Lý Thông phải chịu trách nhiệm với người ăn về chất lượng chó chặt của mình.

Tình hình hoạt động của nhà hàng liên tiếp xẩy ra những vụ việc đáng tiếc. Tễu quyết định cử Thị Nở đi học một lớp ngắn hạn về quản lý nhà hàng. Thời buổi kinh tế thị trường không thể làm ăn theo kiểu bắt chước được. Đây cũng là điều Tễu học được trong chuyến lên thành phố. Có những nhà hàng chỉ bán cháo sườn thôi mà thuê hẳn một thạc sĩ về làm quản lý, điều hành. Tuy nhiên Thị Nở từ chối không muốn đi học:

- Thưa giám đốc, tôi đã học hết cấp một đâu mà đi học quản lý chứ. Đầu óc tôi ngu lắm, chỉ làm theo sự sai kiến của người khác thôi.

Thị Nở từ chối cũng phải. Tễu không ép nữa. Có lẽ phải thuê người quản lý thôi.

Buổi trưa khách tới khá đông, mừng về điều đó, tuy nhiên với Tễu thì vừa mừng vừa lo, khách mâm nào cũng mời chủ nhà hàng ra giao lưu. Có ngày Tễu phải uống gần 30 cuốc bia hơi, nhức đầu như búa bổ. Nếu tiếp tục chiều khách kiểu này thì Tễu sẽ chết trước khi thành đạt.

Tâm lý chán xuất hiện trong tâm trạng Tễu. Bao nhiêu vốn liếng đầu tư thuê đất, xây dựng nhà hàng, sắm sửa dụng cụ, nếu không cẩn thận sẽ phá sản ngay. Chỉ mới bán bia hơi với lạc luộc mà đã phức tạp quá rồi. Nhiều hôm nhân viên mua phải lạc thôi đổ đi cả tạ, phí bao nhiêu là tiền.

Tễu mơ được một ngày thanh thản, không phải nghĩ gợi gì, ngủ một giấc từ tối tới sáng. Tiền ơi là tiền… Tễu muốn chửi một câu cho hết cơn tức tối.

- Không được, tuyệt đối không thể yếu đuối như thế này được, làm ăn mà cứ vị nể vị tha thì tự sát. Chết đến nơi rồi! Cuốn sổ nợ đã ghi hết hơn 100 trang.

Tễu rót cốc rượu ra uống một hơn, cầm cái chai đập vào tường tung tóe mảnh. Tễu bắt chước Chí Phèo lấy mảnh chai cào vào mặt, máu chảy ròng ròng:

- Mẹ kiếp, kể từ hôm nay, thân sơ gì cũng phải giả tiền, thằng nào cùn bố mày cào nát mặt! Chí Phèo, he he, bố mày sẽ là Chí Phèo tân thời!
Lê Tự

phần tiếp TRUYỆN NGẮN "NHÀ QUÊ RA PHỐ" (14): MỘT NGÀY ĐÒI NỢ


Xem thêm…

Copyright ©THT - Được biên soạn và sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau - Ghi rõ nguồn:tinnew.net - Khi phát hành thông tin trên trang này
Confession | Namkna | khoa học tâm linh | Kho tài liệu hay |
DMCA.com Protection Status